Tham luận truyên truyền Bạo lực học đường

Thứ hai - 31/10/2022 15:10
(Em Đoàn Lê Phương Trang - Lớp 11A1  tuyên truyền trước cờ)
(Em Đoàn Lê Phương Trang - Lớp 11A1 tuyên truyền trước cờ)
          Nhằm tuyên truyền vấn đề bạo lực học đường trong học sinh THPT Hùng Vương, sáng ngày 31/10/2022 trong giờ chào cơ đầu tuần đã có bài tuyên truyền bạo lực học đường cho toàn thể học sinh THPT Hùng Vương. Nội dung bài tuyên truyền của em Phương Trang lớp 11A1.
            Một trong những vấn đề nóng sốt gây xôn xao dư luận, nhức nhối xã hội và là vấn đề gây trắc trở rất nhiều đến sự phát triển của ngành giáo dục nước ta hiện nay chính là bạo lực học đường. Chúng ta vẫn thường nhìn nhận rằng môi trường giáo dục dưới góc độ là nơi truyền đạt tri thức, rèn luyện đạo đức, được tin tưởng bởi sự cởi mở, thân thiện, văn minh với kỳ vọng mang lại những giá trị nhân văn, giáo dục con người những đức tính tốt, đáp ứng những nhu cầu của chuẩn mực xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, thời đại công nghiệp hóa, kỹ thuật số phát triển vượt bậc. Điều đó đã khiến chất lượng cuộc sống con người ngày được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt với phim ảnh, sách, báo chứa đầy những nội dung không lành mạnh nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên truyền cổ súy cho lối sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực và hận thù. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của mọi người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi hiếu động, suy nghĩ bồng bột của người học sinh. Các bạn dần có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè.
Đặc biệt hơn cả là bạo lực học đường hiện nay được phân làm 2 xu hướng: bạo lực vũ lực và bạo lực ngôn từ. Thông thường bạo lực vũ lực sẽ trực tiếp gây nên vết thương trên thể xác và tinh thần nạn nhân. Còn bạo lực ngôn từ sẽ gom tích dần tạo nên vết thương tâm hồn và nạn nhân sẽ dễ có xu hướng tự tổn thương thể xác chính mình
Những điều ấy có thực sự đáng xuất hiện ở môi trường học đường không ? chính các bạn cũng đã có câu trả lời cho mình rồi. Con người là động vật cấp cao, có tư duy suy nghĩ và có thể dùng ngôn ngữ để giải quyế mọi vấn đề với nhau. Vậy tại sao vẫn có những hành vi sử dụng vũ lực với nhau?  Phải chăng là do sự ngông cuồng của tuổi trẻ, tính cách thích thể hiện, thích ra oai, muốn bản thân trên cơ người khác. Họ sẵn sàng, đánh đập, quay clip, up lên mạng xã hội. Điều đó đã để lại trong tâm hồn nạn nhân một vết thương tâm lý. Đau đớn, ghê gớm, tủi nhục gói gọn trong thân xác bé nhỏ. Đôi khi còn là do “ăn miếng trả miếng”, biết đây là quy luật tự nhiên của cuộc sống nhưng các bạn hoàn toàn không được phép tác động vũ lực để gây xích mích cả đời. Một vết thương không dễ lên da non, một nỗi đau không dễ xóa nhòa trong kí ức. Thế lý do được hỏi được từ người bao lực là gì ? là “ em cay nó lâu lắm rồi”. “ tại nó nhìn em” hay “ nó xúc phạm ba mẹ em”. Biết rằng chúng ta không dễ bỏ qua cho những điều đó nhưng phải chăng không còn cách giải quyết nào khác ngoài tác động vũ lực để nhẹ thì thâm tím, sức đầu mẻ trán, nặng thì mang thương tích đầy người. Ngay ở địa phương chúng ta trong thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực dẫn đến tử vong, thương tích nặng dẫn đến nhập viện. Hay ngay trong trường chúng ta cũng đã có xuất hiện. Bạo lực không chỉ diễn ra giữa các bạn nam với nhau đâu mà còn có cả nữ nữa,
img 6961
(Quang cảnh THPT Hùng Vương  trong buổi chào cờ)
Thông thường tác nhân gây bạo lực thường có hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân khá đặc biệt. Có lẽ cũng đã từng là nạn nhân bạo lực trước đó. Vậy đâu sẽ là giải pháp thỏa đáng nhất cho cả những tác nhân và nạn nhân của các vụ bạo lực học đường? Trước hết là đến từ vị trí gia đình học sinh. Phụ huynh cần dành thêm thời gian để tìm hiểu về những thay đổi, sở thích và xu hướng hành động của con cái để cùng con trải qua những sự việc thực sự thỏa đáng trong cuộc đời học sinh của con. Đôi khi chính sự vô tình cuốn vào guồng quay công việc mà quên mất con của mình cần có sự quan tâm của cha mẹ. Tiếp đến là ở môi trường học đường. Các phương pháp hướng dẫn, phát triển học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói cần được đẩy mạnh và nên tuyên dương các hành vi giải quyết tốt mâu thuẫn bằng lời nói và đương nhiên cần có những hình phạt thích đáng cho các vụ bạo lực không chỉ là dùng tay chân mà còn là bạo lực ngôn từ. Và đương nhiên, cốt lõi vẫn là nhận thức của chính mỗi học sinh. Hãy nghĩ đến tương lai khi các bạn bước ra đời. Liệu có công ty nào muốn tuyển dụng một người có xu hướng bạo lực không? Liệu vợ, chồng hay con của các bạn có muốn cha mẹ mình từng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Cha mẹ các bạn có tự hào khi biết con mình là một người như vậy không? Chính các bạn sẽ có câu trả lời và giải pháp cho chúng.
          Chúng ta hãy học cách trao yêu thương để nhận thấy tình người ấm áp biết bao. Hãy làm thế nào để có thể tự tin nói rằng: “ Trường chúng tôi không phải là một ngôi trường giàu về cơ sở vật chất nhưng chúng tôi tự hào về sự giàu có của lòng nhân ái và không có bạo lực.” Đã đến lức chúng ta sống đúng chuẩn mực đạo đức con người. Bạn cần biết: Gieo suy nghĩ-gặt hành vi; gieo hành vi-gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách; gieo tính cách ắt gặt số phận!”  

Tác giả bài viết: admin1-Hùng Vương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây